Nam Ròm




Hình xưa VNCH
Tin tức đó đây
Sách xưa thời VNCH
Hình vui Ảnh đẹp
Thơ vui, chuyện tiếu , mẹo vặt linh tinh ...

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Môn học "“Mưu Sinh Thoát Hiểm” ngày Xưa và Kỹ Năng Sống ngày nay

Kỹ năng sống

Tôi còn nhớ, hồi xưa tại quân trường Thủ Đức, ngoài những đề tài quân sự như chiến thuật, chiến lược hay vũ khí, sinh viên sĩ quan được học một môn thật hữu ích. Đó là môn học mang tên… “mưu sinh thoát hiểm”.
Nói một cách nôm na, “mưu sinh thoát hiểm” giúp người lính tự tìm cho mình một lối thoát để sống còn khi gặp những trường hợp bất trắc. Chẳng hạn như nhìn rêu bám trên thân cây để biết phương hướng khi bị lạc trong rừng hoặc dùng áo mưa nhà binh “poncho” để vượt sông…
Các tổ chức thanh niên thời đó như Hướng đạo, Gia đình Phật tử, Thanh Sinh Công… cũng huấn luyện thanh niên cách để sinh tồn nơi hoang dã. Từ việc hướng dẫn cách nhóm lửa để nấu nướng, sưởi ấm đến việc sử dụng các loại dây leo trong rừng làm cáng cấp cứu.

Tem kỷ niệm Họp Hướng Đạo Toàn Quốc (Thời VNCH, 1959)

Nói chung, môn “mưu sinh thoát hiểm” nằm trong cái mà ngày nay người ta gọi là “kỹ năng sống” giúp con người thích nghi với cuộc sống, quan trọng hơn cả là vượt qua mọi trường hợp hiểm nguy để sinh tồn.
Theo các nhà giáo dục, ngoài kỹ năng “nưu sinh thát hiểm”, con người còn cần biết đến cách đối phó với những bất trắc của cuộc sống hàng ngày, biết cách thuyết phục người khác hay cao cả hơn là biết hy sinh bản thân vì cộng đồng.
Như vậy, có thể nói, kỹ năng sống bao gồm kỹ năng chuyên môn, kỹ năng xã hội và kỹ năng làm việc. Không cần bàn cãi, “kỹ năng sống” là điều cần thiết cho cuộc sống. Nhưng vấn đề đặt ra là đối với học sinh người ta rèn luyện kỹ năng sống như thế nào?